Học kĩ thuật bơi ếch nhanh cùng chuyên gia dạy học bơi Bảo Sơn Swimming
Kỹ thuật bơi ếch nhanh tương đối phức tạp nên đòi hỏi người học bơi phải nắm vững kỹ thuật bơi ếch cơ bản và lấy động tác chân là cơ sở. Sau đó áp dụng phương pháp giảng dạy kĩ thuật bơi ếch nhanh của chuyên gia dạy học bơi Bảo Sơn Swimming theo trình tự: Chân, tay, phối hợp chân tay và phối hợp toàn bộ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Contents
Động tác chân
Bài tập trên cạn
– Ngồi trên ghế dài hoặc trên thành bể bơi. Thân người hơi ngả ra sau, chống 2 tay ra phía sau, hai chân khép sát duỗi thẳng. Tập cách co chân, bẻ chân đạp khép và dừng. Đầu tiên hãy tập theo khẩu lệnh và từng động tác riêng lẻ rồi sau đó mới tập liên hoàn.
>>>Xem thêm: Bơi ếch đầu bị chìm khi học bơi: nguyên nhân và cách sửa lỗi
Yêu cầu của động tác này: Khi co chân, đùi kéo theo cẳng chân và vừa co vừa tách. Khi bẻ chân thì tách bàn chân ra phía ngoài và tiết diệp đạp nước phải vuông góc với hướng đạp, đầu gối hơi ép vào trong. Khi đạp khép chân thì đạp chếch ra sau theo đường vòng cung hẹp. Khi dừng hai chân khép thì duỗi thẳn chân và thả lỏng. Với người mới bắt đầu học bơi thì thường khó làm quen với động tác bẻ chân. Bởi vậy rất cần tăng cường tập luyện động tác này để có cảm giác cơ bắp khi bẻ chân.
– Tập động tác co chân, bẻ chân, đạp chân, khép dừng: Đầu tiên tập chậm và riêng lẻ với từng phần động tác một. Sau khi thành thạo các động tác riêng lẻ thì mớ tập động tác hoàn chỉnh và có thể nhờ người giúp đỡ nếu gặp khó khăn.
Bài tập dưới nước

– Tập bơi chân ếch khi có điểm tựa cố định:
Tay bám chắc vào điểm tựa là thành bề, thân người nằm sấp và ngang bằng trong nước. Duỗi thẳng hai chân, thả lỏng và khép lại với nhau. Sau đó tập chân ở từng động tác riêng lẻ như co, bẻ, đạp, khép, dừng rồi mới tập hoàn.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm bơi ếch đường dài không bị mệt
Yêu cầu: Vai phải chìm hoàn toàn trong nước, cơ lưng và cơ lườn phải căng, cánh tay đưa gần sắt với mặt nước.. Tuyệt đối không được võng lưng hay ưỡn bụng và để mông bị chìm quá sâu vào trong nước. Nếu khó co chân thì cần thả lỏng, co chậm rãi từ từ, cẳng chân và bàn chân nằm trong hình chiếu của đùi. Bẻ chân ra ngoài hết cỡ, phía trong của cẳng chân, bàn chân phải đối diện với nước và lòng bàn chân hướng lên trên.
Khi đạp chân, phải thực hiện liên hoàn theo hướng ra sau tạo thành hình vòng tròn hẹp. Tốc độ đạp chân tương đối nhanh (tăng dần lên), khép chân lại, thả lỏng và nổi một lát rồi sau đó mới làm động tác co chân. Với bài tập này thì có thẻ tập hai người để hỗ trợ nhau dễ dàng hơn.
– Bài tập chân kết hợp với thở: Khi đã thực hiện thành thạo được từng kỹ thuật cơ bản của động tác chân thì có thể tập đạp chân kết hợp với thở khi bơi ếch. Ở động tác kết thúc đạp chân, khi hai chân duỗi thẳng thì đẩu ngẩng lên để thở, sau đó cúi đầu vào trong nước nín thở, rồi tiếp tục co chân. Thực hiện bài tập này lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Tập đạp lướt chân ếch: Đạp 2 chân thật mạng vào thành bể hoặc đáy bể để thân người lướt nước nhanh, sau đó mới làm động tác chân. Ở động tác này chú ý đến hiệu quả đạp nước và nhịp điệu.
– Tập động tác chân với điểm tựa di động: Nếu sử dụng ván bơi thì nắm chắc vào ván, hai tay duỗi thẳng và mặt úp vào trong nước. Bắt đầu tập động tác đạp chân ếch, chân ếch kết hợp với động tác thở, đạp lướt chân ếch.
Động tác tay phối hợp với thở
Bài tập trên cạn
Đứng thẳng người và hơi cúi người về trước. Hai tay duỗi thẳng ra trước mặt, lòng bàn tay úp xuống và bắt đầu tập động tác quạt tay ếch. Khi quạt tay, lòng bàn bay úp xuống và hướng ra hai bên, xoay khuỷu tay, dùng sức ôm nước. Khi nắm chắc được động tác này thì có thể phối hợp động tác tay với thở bằng cách bắt đầu quạt nước thì ngẩng đầu lên để hít vào còn khi duỗi tay thì cúi đầu xuống, nín thở và thở ra.
Bài tập dưới nước
Đứng quạt tay dưới nước: Chọn vị trí nước nước sâu ngang ngực hoặc ngang bụng, thân người hơi gập về trước. Duỗi thẳng hai tay ra phía trước và tập động tác quạt tay tại chỗ rồi di động từ từ. Tay thể nghiệm áp lực nước.
Khi quạt nước, hai tay phải duỗi thẳng, khép lại và hơi dừng ở phía trước mặt.
– Khi thân người nằm sấp, lướt nước thì ập quạt tay nhỏ.
– Phối hợp động tác tay với thở: Mới đầu đi bộ dưới nước, sau đó nằm sấp để lướt nước và tập động tác quạt tay ếch phối hợp thở. Khi bắt đầu quạt tay, đầu ngẩng lên để hít vào (thở sớm) hoặc khi kết thúc động tác quạt tay thì ngẩng đầu hít vào (thở muộn).

Động tác phối hợp toàn bộ
Lướt nước và phối hợp tay chân: Quạt tay một nhịp rồi đạp chân một nhịp, tức là thực hiện theo đúng khái niệm quạt tay trước đạp chân sau.
>>>Xem thêm: Thở trong bơi ếch như thế nào để bơi được lâu, không bị sặc nước?
Phối hợp động tác đạp chân ếch liên tục: Dựa trên cơ sở của bài tập chuyển sang quạt tay nhưng chân duỗi thẳng. Co chân khi thu tay về, khi duỗi tay về thì đạp chân ra sau, khi tay chân cùng duỗi thẳng thì lướt nước.
Phối hợp hoàn chỉnh: Trên cơ sở của hai bài tập trên nhưng kết hợp với động tác thở. Cứ hai chu kỳ tay- chân thì thực hiện thở một lần, dần dần chuyển sang một chu kỳ tay- chân thì thở một lần. Về sau tăng dần cự ly bơi.
Những điểm cần chú ý khi học bơi ếch
Khi thực hiện động tác chân: Bơi ếch phải chú ý đến nhịp điệu bẻ chân, co chân chậm rãi và đạp khép thật nhanh. Tính liên hoàn của động tác cũng cần phải quan tâm, ở giữa các giai đoạn co, bẻ, đạp, khép, dừng cần tránh có độ dừng lâu. Sau khi đạp khép thì dừng chân để lướt nước. Tiêu chuẩn để đánh giá động tác chân là cự ly, cơ thể tiến về phía trước được bao xa sau mỗi lần đạp chân ếch?
Động tác tay: Ở giai đoạn mới bắt đầu học bơi thì nên tập quạt tay nhỏ và bằng bàn tay là chính. Khi có kĩ năng rồi mới quạt bằng cả cẳng tay và lòng bàn tay. Động tác này giúp cho các học viên nắm vững động tác quạt tay lên cao bằng khuỷu và tăng cảm giác tiếp nước. Khi mới học mà quạt nước lớn thì dễ phá vỡ “cảm giác” của tay và nhịp điệu phối hợp tay chân.
Khi tập phối hợp động tác tay với thở nước thì người mới học nên học cách thở sớm. Nhấn mạnh thở ra khi ngẩng đầu lên đồng thời nắm vững thời cơ để hít thở vào.
Phối hợp hoàn chỉnh: Tập phối hợp hai lần động tác chân mới thực hiện một lần động tác tay và một lần thở.
Khi có thể bơi khoảng 15m mà động tác phối hợp không bị rối loạn hay gặp khó khăn gì thì có thể kéo dài cự ly bơi. Yêu cầu với người mới học bơi là cần sự đột phá ở khâu thở, có ý chí ngoan cường và không ngừng cải tiến kỹ thuật động tác.
Động tác đạp nước cần phải chú ý nhất vì điều đó có lợi cho việc học kỹ thuật đạp chân ếch và đảm bào an toàn khi bơi