Khi bơi bị chuột rút cần xử lý như thế nào để an toàn tuyệt đối
Về định nghĩa, chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột gây ra các cơn đau dữ dội ở bắp thịt khiến cơ thể gặp khó khăn khi cử động. Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm khi ở trong môi trường nước vì có thể dẫn đến tình trạng đuối nước nhanh chóng. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết về cách xử lý khi bơi bị chuột rút để an toàn tuyệt đối.
Về cơ bản, hiện tượng chuột rút thường xảy ra khi cơ bắp thiếu oxy hoặc cơ thể bị thiếu nước và muối ăn. Các vị trí, nhóm cơ dễ bị chuột rút nhất gồm:
- Bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân.
- Bắp thịt đùi và hông.
- Dọc theo bàn tay.
- Dọc theo bàn chân.
- Cơ bụng.

Với hoạt động bơi lội, hiện tượng chuột rút thường xảy ra do 3 nguyên nhân: 1- khởi động không kỹ trước khi bơi; 2- khi bơi dùng sức quá mạnh; 3- cơ thể không được cung cấp đủ canxi.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả người đã biết bơi và những người chưa biết bơi, mới học bơi. Tuy nhiên trường hợp xảy ra ở những người chưa biết bơi, mới học bơi mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn rất nhiều vì sự thích nghi với môi trường nước kém hơn, đồng thời kinh nghiệm xử lý cũng hoàn toàn ở mức “zero”.
Ngay sau khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bị chuột rút, bạn cần giơ tay ra hiệu để những người gần nhất có thể đến hỗ trợ kịp thời.

Trường hợp “tự thân vận động”, bạn cần ghi nhớ 2 nguyên tắc phản ứng nhanh cực quan trọng sau:
Thứ nhất, bình tĩnh tiến hành tự làm giảm cơn đau. Để thực hiện bạn chỉ cần cố gắng thả nổi mình bằng phương pháp thả lỏng toàn bộ cơ thế. Cách thực hiện thả nổi như sau:
- Ngửa người xuôi theo dòng nước.
- Hai cổ tay quặp theo góc 90 độ.
- Ngón tay chụm lại chĩa lên trời.
- Đầu gối hơi co lại.
- Để một phần cơ thể chìm xuống nước, lưu ý: phần mặt, mũi cần nổi.
Thứ hai, không giãy giũa mạnh. Bởi việc giãy giụa sẽ khiến cơ thể dễ bị chìm và nhanh mất sức. Khi đó bạn sẽ càng bị hoảng loạn vì phần cơ bị chuột rút sẽ càng trở nên đau đớn hơn. Thay vào đó bạn nên thực hiện nhích nhẹ chân để cơ thể có thể nổi cao hơn.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách xử lý hiện tượng chuột rút khi ở môi trường nước. Để phòng tránh hiện tượng nguy hiểm này, bạn cần thực hiện tất cả các giai đoạn: khởi động, xuống nước, lên bờ một cách đầy đủ, khoa học.
Với người mới học bơi, tuyệt đối không bơi ra các vùng nước sâu; hoặc càng vùng nước khuất tầm nhìn của cứu hộ, ít người hoạt động để đảm bảo luôn được hỗ trợ kịp thời nhất khi bị chuột rút.