Kĩ thuật bơi sải đường dài nhanh mà không bị mệt
Sau các bài hướng dẫn về kĩ thuật bơi sải thì các chuyên gia dạy học bơi của Bảo Sơn Swimming muốn hướng dẫn cho các bạn kĩ thuật bơi sải đường dài nhanh chóng mà không bị mệt. Khi nắm chắc những kĩ thuật này thì bạn sẽ biết cách để bơi sải nhanh và dài hơn, quãng đường bơi sải có thể tăng từ 100m lên 1000m chỉ trong vòng 3 buổi tập.

Kĩ thuật bơi sải này được các chuyên gia dạy học bơi của Bảo Sơn Swimming rút ra từ kinh nghiệm chinh chiến và giảng dạy bơi lội của bản thân qua nhiều năm.
Chân thích đập thì hãy đập, còn không thích đập thì thôi
Đây là một điều mà bạn cần phải nhớ kĩ. Trong bơi sải đường dài, yếu tố đánh giá không phải là thi đấu tốc độ mà đôi chân có một chức năng quan trọng nhất là giữ thẳng với cơ thể. Nếu có sức khỏe tốt, bạn có thể vẫy chân nhanh một chút còn nếu không đủ sức thì chỉ cần ve vẩy cũng không sao.
>>>Đọc ngay Cách tập luyện để bơi sải bền, bơi sải đường dài mà không bị mệt
Nguyên tắc rất quan trọng khi học bơi sải là : Giữ thẳng chân. Hãy tưởng tượng khi bơi bạn giống như một con thuyền độc mộc, đôi tay chịu trách nhiệm như những mái chèo. Nếu con thuyền thẳng thì bạn chỉ cần chèo rất nhẹ nó cũng tự lướt đi trên mặt nước. Bởi vậy hãy giữ cho chân thật thẳng, hãy đập khi nào bạn muốn và chậm lại hoặc dừng hẳn khi cảm thấy mỏi hay mệt.
Hãy đập chân thật nhẹ và dừng đập bất cứ khi nào cảm thấy mệt là lời khuyên hữu ích của các chuyên gia đến từ Trung tâm dạy học bơi Bảo Sơn Swimming. Nhưng phải nhớ nguyên tắc: giữ thẳng đôi chân. Để chân giữ được thẳng thì khi vẫy hãy luôn cố gắng để hai đầu gối chân chạm nhau.

Khi bơi bị mệt tức là cơ thể đang thiếu oxy
Nhiều khi bạn không thấy mỏi nhưng lại có cảm giác chân tay rã rời. Đó không phải là bạn bị đuối sức mà do cơ thể bạn đang bị thiếu oxy mà thôi. Phương pháp hiệu quả nhất là bơi chậm hết mức có thể. Khi lấy hơi hãy há miệng thật to và cố hớp thật nhanh để hít vào thật nhiều không khí. Khi úp mặt xuống nước thì thở ra bằng mũi..
Về việc lấy hơi, các chuyên gia mách nhỏ cho bạn: sau 3 nhịp sải thì lấy hơi 1 lần, như vậy thì các bạn có thể lấy hơi ở cả hai bên trái phải được. Hoặc có thể lấy hơi chỉ 1 bên sau 2 nhịp sải vì như thế sẽ không bao giờ bị thiếu oxy và không bao giờ thấy mệt.
Thực hiện 1 nhịp quạt tay cần có 1 pha nghỉ
Hãy nhớ đây là điều quan trọng nhất trong quá trình bơi lội. Đôi vai hay bất cứ cơ phận nào trên cơ thể (ngoại trừ cơ tim) đều không thiết kế để vận động liên tục 2-3 giờ. Ngay cả cơ tim cũng có pha nghỉ. Khi bơi hãy nhớ rằng: Dù bạn đang bơi sải, bơi ếch hay kể cả bướm thì cũng phải có ít nhất 1 pha nghỉ dù chỉ 0.5s (đó là lúc cơ phận hoàn toàn thả lỏng). Khi có pha nghỉ thì dù vận động cả tiếng đồng hồ bạn vẫn cảm thấy bình thường, không hề mệt mỏi.
>>>Những người mới học bơi nên đọc bài này Cách sửa 4 lỗi thường gặp khi bơi sải cho người mới học bơi
Kiểu bơi ếch giúp bạn dễ dàng tìm thấy pha nghỉ này ở động tác ngay sau khi quạt tay, tay giơ ra trước và tập trung cho đạp chân ếch. Bơi sải thì hơi khác một chút, các chuyên gia dạy học bơi của Bảo Sơn Swimming chỉ cho bạn rằng khi tay vươn thẳng hết cỡ ra phía trước và nằm song song mặt nước thì đừng quạt ngay mà hãy thả lỏng toàn bộ cánh tay (vẫn để thẳng), cánh tay sẽ chìm dần xuống nước. Khi tay chìm trong nước sẽ tạo một góc 45o là lúc thích hợp nhất để ôm nước. Trong 4 pha của tay thì đã có 1 pha nghỉ.
Điều quan trọng và quyết định hơn cả việc bạn có thể thực hiện tốt những kĩ thuật trên không chính là sức khỏe của bạn. Nếu sức khỏe không cho phép thì bạn chỉ có thể học bơi để rèn luyện sức khỏe mà thôi