Những lưu ý khi học bơi bạn cần biết để không gây hại cho sức khỏe
Hoạt động bơi lội có tác dụng như một loại thần dược với sức khỏe người tập. Tuy nhiên đó chỉ là khi học viên, và người tập nắm rõ được các yêu cầu, kiến thức bơi cơ bản. Bởi khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường nước với môi trường không khí hoàn toàn khác nhau. Sau đây là những chia sẻ chi tiết về những lưu ý khi học bơi để không gây hại cho sức khỏe.
Các bài viết liên quan.
Bí quyết dạy học bơi hiệu quả của Bảo Sơn Swimming
Nguyên tắc để tăng tốc độ và kéo dài thời gian khi bơi
Những điều cần chuẩn bị trước khi đi học bơi
Lưu ý trước khi xuống nước
Trước khi xuống nước, việc quan trọng nhất bạn cần làm là khởi động thật kỹ trong thời gian khoảng 30 phút.
Động tác khởi động các khớp tay, khớp chân, cơ bắp có thể thực hiện như các bài tập thể dục buổi sáng. Thứ tự của các động tác khởi động như sau: 1- tập khớp cổ -> thắt lưng -> khớp hông -> khớp gối -> cổ chân -> bàn chân -> ngón chân; 2- khớp vai -> cánh tay -> cổ tay -> ngón tay…

Ngoài ra bạn cũng có thể khởi động bằng phương pháp chạy cự ly ngắn 100m, hoặc đi hộ vòng quanh bể bơi.
Các động khởi động sẽ giúp làm ấm cơ thể; các khớp, cơ bắp được thư giản nhờ đó tránh được nguy cơ bị chuột rút khi vào nước.
Lưu ý khi xuống nước
Như đã nói ở trên, vì khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường nước với môi trường không khí hoàn toàn khác nhau mà cụ thể là kém hơn nên để đảm bảo, học viên cần vào nước tuần tự theo các bước sau:
1. Ức chế.
Thời gian ức chế thường khoảng từ 10 đến 15 phút. Đây là bước hết sức quan trọng cơ thể cần trải qua khi mới xuống nước.
Bởi mặc dù đã thực hiện kỹ các động tác khởi động, tuy nhiên áp lực của nước vẫn khiến cơ thể có phản xạ co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh lên, nhịp thở tăng, và mạch nhanh hơn. Do đó, khi mới học viên cần tiến hành di chuyển nhẹ nhàng, tránh thực hiện các hoạt động mạnh ngay lập tức.
2. Thích nghi.
Hay còn gọi là giai đoạn tiêu hao năng lượng. Ở gia đoạn này cơ thể đã dần thích nghi với môi trường nước, các biểu hiệu gặp phải ở giai đoạn ức chế sẽ biến mất và cơ thể trở về trạng thái ổn định ban đầu.
Trong giai đoạn thích nghi, học viên có thể thực hiện các động tác, kỹ thuật của kiểu bơi. Học viên tùy chỉnh độ khó, và độ nhanh theo khả năng bơi thực tế của học viên.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi học bơi, học viên cần chú ý quan sát tránh các vùng nước xoáy, dòng nước chảy xiết; hoặc bơi quá xa bờ, xa các phương tiện cứu hộ.

3. Hồi phục.
Giai đoạn này diễn ra khi bạn cảm thấy mỏi cơ, các động tác thực hiện không còn nhịp nhàng mà có phần rời rạc. Lúc này, bạn cần giảm dần tốc độ, sau đó bơi gần vào bờ.
Khi tới gần bờ, bạn thả lỏng toàn thân dựa vào thành bể nghỉ ngơi hoặc về tư thế nổi khoảng từ 3 đến 5 phút trước khi lên bờ.
Lưu ý khi lên bờ
Khi lên bờ bạn không nên đi tắm tráng ngay mà nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Sau khi tắm xong nên lau khô người và mặc quần áo cẩn thận vì sau khi ở dưới nước 1 thời gian các lỗ chân lông nở rộng nếu gặp gió sẽ rất nguy hiểm.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng sức khỏe của cơ thể, bạn cũng có thể uống thêm tách trà, hoặc tiếp tục nghỉ ngơi trong các khu vực thư giãn của bể trước khi ra về.